20 -11 hàng năm là ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam, là dịp để những người đã và đang là học sinh, sinh viên tri ân những thầy cô giáo của mình. “Một ngày làm thầy, cả đời làm thầy” – Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai của chúng ta. Món quà thay ngàn lời muốn nói! Mà muốn quà tặng lại thể hiện được tấm lòng người tặng thì chẳng dễ chút nào, tặng làm sao cho có ích vớingười thầy, người cô.
Thay vì phải đau đầu nghĩ xem món quà nào phù hợp giữa cả trăm món quà thì việc tặng phong bì lại trở nên dễ dàng và nhanh gọn được nhiều phụ huynh, học sinh lựa chọn. Vậy ta sẽ cùng phân tích tìm hiểu: Thầy cô thích phong bì hơn? Hay quà tặng hơn?….
Quà tặng thế nào mới có giá trị?
Người quen của tôi làm giáo viên cũng khá nhiều, họ nói “20 – 11 năm sau thậm chí còn chưa xài hết quà của 20 – 11 năm trước vì năm nào cũng nhận nhiều quà là dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm, vải áo dài, ấm chén, ly, tranh ảnh…” Trong đó có rất nhiều món quà giá trị lên đến 1-2 triệu đồng mà vẫn phải ngậm ngùi vì không sử dụng đến được. Nhiều thầy cô giáo còn phải đem biếu người thân hàng xóm vì sợ hết hạn sử dụng sẽ rất lãng phí.
Thử hỏi tặng món quà mà người nhận không thích hay không sử dụng đến thì liệu tặng quà có còn ý nghĩa không?
Bởi vậy nhiều phụ huynh lựa chọn tặng phong bì cho thầy cô vì tính thiết thực. Các thầy cô thích thứ gì có thể tự mua thứ đó.
Quà tặng là phong bì là thiết thực nhưng chưa phải là món quà cho sự thành tâm?
Trở lại vài thập niên trước đây, không phải chỉ mỗi khi đến dịp 20-11, học sinh, sinh viên thường xuyên tặng thầy cô những bông hoa trong vườn, những món quà “cây nhà lá vườn” tôi nhớ nhất là được thầy giáo kể phụ huynh đến tận lớp học để tặng thầy mấy trái bưởi đào do nhà trồng được, khi thì con cá to câu được từ ao vườn. Thời đó, khi mà cuộc sống còn thiếu thốn, tâm lý tặng quà chính là ở trong lòng, có gì đều đem biếu tặng thầy tặng cô. Thật sự cảm thấy ấm áp!
Còn ngày nay, khi cuộc sống đã đầy đủ hơn trước, người ta lại xoay sở để tìm kiếm những món quà thiết thực hơn. Phong bì là một trong số đó. Biết thầy cô giáo thích gì, muốn gì thì thôi tặng tiền cho thầy cô tự mua những thứ đó, không phải hơn sao? Nhiều thầy cô giáo thừa nhận rằng tiền lương giảng dạy chẳng đủ để trang trải sinh hoạt phí, vậy thì tặng tiền cho thầy cô chẳng phải quá hợp rồi sao.
Phong bì không sai, nhưng chỉ phù hợp với một số đối tượng người nhận. Thêm nữa trong bối cảnh giáo dục “nói không với phong bì” như hiện nay, điều đó dần dần không còn phù hợp nữa.
Động cơ tặng quà 20-11 của phụ huynh, học sinh, sinh viên
Hỏi về động cơ quà tặng 20-11 của phần lớn phụ huynh, ta sẽ nhận được đa số các câu trả lời như: “Tặng quà thầy cô để thầy cô lưu tâm đến con mình nhiều hơn, ưu ái hơn trong điểm số”. Như vậy phải chăng quà giờ đây mang tính chất “đút lót” nhiều hơn là để cảm ơn thầy cô.
Ta hãy đặt từ khía cạnh khác, các phụ huynh lựa chọn quà vì muốn “thầy cô ưu ái con mình hơn” vậy thì trước tiên các phụ huynh cần phải quan tâm đến thầy cô trước, liệu thầy cô thực sự muốn gì, cần gì so với số quà vật chất, phong bì kia?
Giáo viên khi nhận quà trong ngày 20-11 – Tâm lý sợ phong bì
Người tặng quà thì phải đau đầu vì lựa chọn món quà tặng thầy cô ra sao thì người nhận cũng lại bối rối bấy nhiêu.
Nhà giáo luôn có một niềm kiêu hãnh với nghề, đam mê với nghề, các thầy các cô lựa chọn nghề giáo giữa muôn vàn nghề nghiệp không phải để được nhận quà trong dịp 20-11 này. Có thể với các thầy cô giáo trẻ mới vào nghề sẽ thường có xu hướng nhận phong bì từ phụ huynh. Tuy nhiên đây là một phần nhỏ, chủ yếu với giáo viên lâu năm một khi đã tâm huyết với nghề, tâm lý giáo viên ngày 20-11 họ thích nhận quà như nhận một tấm lòng hơn là một thứ giá trị vật chất về tiền bạc.
Tâm lý sợ khi nhận quà vào 20-11 khiến nhiều thầy cô giáo không khỏi bối rối mỗi dịp lễ này. Cũng không thiếu khi xảy ra các sự việc phụ huynh bị các thầy các cô trả lại phong bì. Nhiều thầy cô ra tôn chỉ rằng “không nhận phong bì từ bất cứ học sinh, phụ huynh” nào. Thời tôi đi học cũng vậy, các bạn học hay phụ huynh thường tặng thầy cô một bó hoa rồi đi kèm theo là một tấm thiệp bên trong có tiền. Kết quả là, mấy đứa học sinh bị cô giáo gọi ra để trả lại phong bì: “Cô chỉ nhận tấm lòng của các con chứ không nhận tiền của ba mẹ mấy đứa”. Kể từ đó, chẳng đứa nào lớp tôi dám hé răng đến từ “phong bì” cả.
Văn hóa tặng quà gửi gắm cả tấm lòng tới người nhận – các thầy, các cô
Tôi rất sợ phải tặng phong bì cho các thầy cô cũ của mình, hay thậm chí là giờ đã có con tôi cũng không mấy khi nghĩ đến chuyện “tặng phong bì”, mặc dù nó thật dễ dàng và đơn giản. Thay vào đó tôi sẽ dành thời gian cả ngày hay cả tối để lựa chọn tìm kiếm món quà thật ý nghĩa và có giá trị sử dụng và không kém phần thực tế.
Bây giờ ta sẽ cũng đặt địa vị mình là các thầy cô giáo. Vậy các thầy cô mong muốn những gì? Một món quà được sử dụng triệt để và ý nghĩa mà mỗi lần sử dụng, các thầy các cô sẽ nhớ đến bạn. Có hai lựa chọn phù hợp cho bạn: Quà tặng sinh hoạt hằng ngày và quà tặng sức khỏe.
Quà tặng sinh hoạt hằng ngày như: Quần áo, váy, giày dép, dầu gội đầu, mỹ phẩm… nói chung là tất cả các thứ sử dụng hằng ngày. Và sự thực như đã nói ở trên là.. cả thế giới đều đi theo hướng này, vậy thì bạn có chắc rằng quà tặng của bạn sẽ được dùng đến hay được đem cho tặng như các món đồ khác.
Quà tặng sức khỏe – Tặng phẩm vô giá
Còn quà tặng về sức khỏe thì sao? Hãy nhớ rằng sức khỏe là vô giá, hay nói cách khác chẳng có thứ gì có thể mua được sức khỏe, đánh đổi được sức khỏe cả. Thầy cô giáo nói riêng, mọi người nói chung đều thấy được tầm quan trọng của sức khỏe. Món quà không cần phải đắt tiền hay quá sang trọng chỉ cần đơn giản mà hữu ích với người nhận là đủ.
Bởi vậy, các món quà về sức khỏe thường được đánh thẳng vào tâm lý người nhận, thể hiện tâm ý của người tặng quà. Một nghệ thuật tặng quà khéo léo! Món quà của bạn sẽ chẳng giống với ai, sẽ nghiễm nhiên nhận được sự chú ý từ các thầy cô! Đây mới chính là món quà cho sự thành ý cao nhất!
Các thầy cô giáo thường phải thức đêm thức hôm làm giáo án, chấm điểm bài thi. Ngày ngày tới lớp giảng bài, chịu nhiều áp lực từ công việc, từ học sinh, mỗi khi các kỳ thi đến, cứ bao nhiêu việc lại dồn đổ vào đầu. Nhiều giáo viên thường xuyên cảm thấy căng thẳng, đau đầu, cơ thể hay mệt mỏi, thường ốm vặt, ho hay đau họng do phải nói nhiều trên lớp.
Liệu có món quà nào mà có thể giải quyết được tất cả các vấn đề về sức khỏe giáo viên như trên hay không?
>>Xem thêm: Giới thiệu về sâm hàn quốc
>>Xem thêm: Combo quà tặng dịp 20/11
Nếu ngại đặt hàng, hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline: 0985 118 368 để được tư vấn và nhận ngay những phần quà giá trị. Hoặc bạn có thể để lại số điện thoại vào form bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.
Cảm ơn quý khách hàng đã luôn đồng hành với VHPGinseng!!!