Tản mạn chuyện tặng quà ngày 20/11

tan-man-chuyen-tang-qua-2011-1510733697[1]

20/11 xưa

Trong những câu chuyện của mẹ, tôi được nghe kể về ngày 20/11 của những năm 60 của thế kỉ trước. Mẹ cười rất tươi và nói rằng khi ấy, cơm sắn còn chẳng có mà ăn, quần áo thì chẳng khi nào lành lặn, huống chi chuyện mua quà tặng cô giáo. Bởi vậy mà ở quê tôi thời bấy giờ, nhà ai có gì thì tặng thầy cô thứ ấy. Nhà bà ngoại có lò kéo mật mía nên quà 20/11 của mẹ là những chai mật có nút bằng lá chuối. Chẳng hiểu sao cứ nghĩ đến cảnh mẹ nhảy chân sáo, qua nhà cô giáo Ba để tặng mật mía, tôi lại thấy buồn cười….

Ngày tôi còn đi học phổ thông, cả lớp đóng năm nghìn và mua quà tặng 9-10 thầy cô. Mỗi người chỉ là cuốn sổ, chiếc bút hay có khi là một bức sơn mài giá vài chục nghìn đồng. Cả lũ tụ tập ở thị trấn rồi phóng xe lên rừng, xuống bể trong bán kính tầm 7km để tặng quà. Đó không hẳn là một cuộc tri ân, đó là một cuộc thám hiểm. Mỗi lần đi qua nhà thầy cô nào là liền sau đó, vườn tược như có bão Hayan tàn phá. Bão giật chưa chắc cây đã gãy đổ nhưng một mớ ngộ không đu hái thì hẳn sẽ khác, hẳn sẽ xơ xác và tàn lụi. Vậy đấy, ở thời chúng tôi, 20/11 chỉ đơn thuần là những cuộc vui của lũ trẻ khờ dại…

20/11 nay

Thực tế

Giờ tôi đã là bà mẹ một con và ở thời điểm này, tôi thường hỏi những người quen biết câu cửa miệng: “Đã mua được quà gì cho cô giáo của A/B… rồi?”. Với học sinh và phụ huynh ngày nay, quà tặng 20/11 là nghĩa vụ bất thành văn và biến tướng thành một cuộc chạy đua để giành thiện cảm từ những người cầm phấn. Tặng quà là một hành vi tự nguyện nhưng chính vì cuộc chạy đua này, nhiều người đã đưa mình vào thế bị động, sa lầy, không lối thoát. Kết quả là với những gia đình không khá giả, 20/11 trở thành nỗi ám ảnh không lời. Vậy làm thế nào để thoát khỏi chiếc bẫy mà chính chúng ta đã giăng ra?

Giải pháp

Trước hết cần phải nói rằng việc tặng quà tri ân các thầy cô nhân ngày 20/11 là một nghĩa cử tốt đẹp, là truyền thống hiếu đạo từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Tuy nhiên, hành động này chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó không gây áp lực về kinh tế cho bản thân bạn, đồng thời nó mang đến cho đối phương những giá trị thiết thực. Giá trị này có thể nằm ở một trong ba yếu tố: tinh thần, vật chất và sức khoẻ.

Trong ba yếu kể trên, sức khoẻ là điều chi phối tất cả những yếu tố còn lại bởi niềm vui sống hay khả năng lao động để làm ra vật chất đều có tiền đề từ sự khoẻ mạnh. Thế cho nên bên cạnh hoa tươi, cặp sách, những thỏi son xinh xắn thì các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ như nhân sâm hay linh chi lại là món quà có phần toàn diện và hoàn mĩ hơn.  Không chỉ vậy, đã là vật dụng hay phụ kiện thì chỉ có 2 thái cực cảm xúc, một là yêu, hai là ghét. Tất cả những suy nghĩ trước đó của chúng ta đều là võ đoán bởi đứng trước thầy cô, mọi thứ cân bằng ở mức 50-50. Ngược lại với một sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, chỉ cần thông qua khảo sát, bạn biết rằng chúng được đánh giá cao về chất lượng thì chắc chắn món quà của bạn sẽ mang lại sự hài lòng cho đối phương.

Với những phân tích kể trên, hẳn bạn đã ngầm thừa nhận lợi thế của món quà sức khoẻ so với những lựa chọn khác rồi chứ? Hi vọng bạn sẽ đưa ra quyết định phù hợp cho riêng mình và có một dịp tri ân nhiều ý nghĩa! Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *